Làng nghề tiêu biểu Ngành mây tre đan Việt Nam

Làng mây tre đan Chính Mỹ

Chính Mỹ là làng nghề cổ truyền[12][13] có cách đây trên 200 năm[14], nay thuộc xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ trong nước và xuất khâu sang nhiều nước trên thế giới; đã được chỉ dẫn địa lý[15]. Làng có trên 1.000 hộ sản xuất mây tre đan, được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2007[16] và trở thành điểm du lịch phía Bắc sông Cấm thành phố Hoa Phượng Đỏ[17].

Phú Vinh

Làng Phú Vinh, nằm ở phía Tây Nam của huyện Chương Mỹ và cách thị trấn Chúc Sơn 5 Km, cách trung tâm Hà Nội 25 Km, có tổng diện tích là 821.39 ha. Đây là một phần của xã Phú Nghĩa. Về mặt địa lý, Phú Vinh giáp với xã Đông Quang, xã Cộng Hòa (tại Huyện Quốc Oai), và xã Chi Phương về phía Bắc; xã Trường Yên ở phía Nam; xã Ngọc Hòa ở phía Đông; và xã Đông Phương Yên ở phía Tây[18][19][20].

Từ năm 1700[21], làng Phú Vinh bắt đầu hình thành với cái tên gốc là làng Phú Hoa Trang, được đặt theo tên gọi này do người dân ở đó nổi tiếng đan lát mây tre. Sau đó, vào năm 1800, làng quyết định đổi tên thành Phú Vinh. Năm 2001, Phú Vinh chính thức nhận được danh hiệu là Làng nghề. Ban đầu, chỉ một số hộ dân tại làng mang sản phẩm của họ đến thị trường Hà Nội để bán. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sản phẩm mây tre giang đan của Phú Vinh đã phát triển mạnh mẽ và trở thành mặt hàng xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới[22].

Trước kia, sản phẩm mây tre đan của Phú Vinh chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, bao gồm thúng mủng, dần, sàng, túi, hộp và những sản phẩm tương tự. Tuy nhiên, ngày nay, làng đã mở rộng sản xuất với nhiều mẫu mã và chủng loại phức tạp hơn, yêu cầu kỹ thuật cao, như tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi câu đối, chim thú. Ngoài ra, còn có các sản phẩm gốm sứ được quấn mây và các vật dụng trang trí nội thất như chao đèn, rèm cửa[19][23].

Phú Vinh cũng là làng nghề duy nhất ở Việt Nam có kỹ thuật xâu xiên sử dụng chất liệu sợi mây vô cùng tinh tế. Có những mặt hàng tưởng như được "thêu" bằng nan đầy tài tình, đẹp mắt[24].

Mây tre đan Tăng Tiến

Tăng Tiến, một làng nghề tại xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang[25], đã nổi tiếng với nghề đan lát truyền thống từ thời nhà Hậu Lê[26]. Đến nay, lịch sử của làng trong việc hình thành và phát triển nghề này đã vượt qua 300 năm, có thể trở về thời kỳ của nhà Hậu Lê[27]. Làng nghề này đã nổi tiếng với những sản phẩm như đệm, gối, túi xách, mành,... Các nghệ nhân tại làng nghề đã giữ gìn cẩn thận chất lượng của sản phẩm, không để xảy ra hiện tượng mối mọt hay phai màu[28].

Làng quê yên bình này từ lâu đã thu hút nhiều thương lái và du khách nước ngoài quan tâm và yêu thích cây tre và cây mây, cũng như những sản phẩm thủ công từ mây tre, biểu trưng của văn hóa Việt Nam. Do đó, sản phẩm mây tre đan của làng nghề Tăng Tiến không ngừng lan tỏa ra khắp các châu lục như châu Á, châu Âu, châu Mỹchâu Phi[29].

Gần đây, làng nghề Tăng Tiến đã bắt đầu thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản, Singapore, Úc,... Nhờ nguồn thu nhập tương đối ổn định này, đời sống của người dân nơi đây đã được cải thiện đáng kể. Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến hiện nay không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn với vẻ đẹp bình dị và thân thuộc, mà còn mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho cộng đồng[30].

Việc tạo ra nguồn thu nhập đáng kể và ổn định đã thu hút một lượng lớn lao động nông nghiệp đổ về làm việc ở đây. Mặc dù giá trị kinh tế của làng nghề vẫn còn chưa đạt đến mức lớn, nhưng nó đã đóng góp một phần quan trọng trong việc giải quyết khó khăn về việc làm trong khu vực này[31].

Ninh Sở

Làng nghề đan mây tre Ninh Sở, tọa lạc tại Thường Tín, Hà Nội[32][33], cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15 km về phía Nam, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời tại khu vực này.[34]

Nghệ thuật tre đan ở đây ngày càng phát triển và tinh xảo đến mức các thợ làm tre chỉ cần nhìn vào hình ảnh là có thể đan thành những bức tranh phong cảnh hay chân dung cực kỳ sinh động, gần như những tác phẩm nghệ thuật. Từ những năm 1920 đến nay, nhiều nghệ nhân làng tre đan Ninh Sở đã tạo ra những sản phẩm xuất sắc, được trưng bày tại các hội chợ mỹ nghệ trong nước[35][36].

Năm 1931, những sản phẩm tre đan đặc trưng của Ninh Sở đã được trưng bày tại triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tại Paris, thủ đô của nước Pháp. Hiện nay, nhiều sản phẩm tre đan từ Ninh Sở được xuất khẩu sang các nước Châu ÁChâu Âu[37][38].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngành mây tre đan Việt Nam https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/cac-lang-ng... https://thanglong.chinhphu.vn/ket-noi-cung-cau-ngu... https://tuoitrethudo.com.vn/nhung-nghe-nhan-luu-gi... http://tbtagi.angiang.gov.vn/xay-dung-he-thong-tie... https://ipc1.gov.vn/nganh-may-tre-dan-xuat-khau-ti... https://plo.vn/may-tre-made-in-vietnam-nhieu-co-ho... https://dantri.com.vn/kinh-doanh/moi-nam-viet-nam-... https://lib.lhu.edu.vn/BookViewDetail/19260/BK/Lan... http://haiphong.gov.vn/PortalFolders/ImageUploads/... https://web.archive.org/web/20160127132929/http://...